Uống rượu Ba Kích có những tác dụng gì ?

Ba kích có những tác dụng gì? Rượu Ba Kích có tác dụng cường dương như lời đồn hay không? Lưu ý khi uống rượu Ba Kích? Tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây !

Tìm hiểu về cây Ba Kích

Ba kích (có tên khoa học là Morinda officinalis) còn có tên gọi khác là ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, chẩu phóng xì… Ba kích là loại cây thuộc chi Nhàu, họ Cà phê. 

Cây ba kích thường phân bố ở ven rừng các vùng trung du và đồi núi thấp phía bắc, nhất là các tỉnh như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Nội… Là cây leo, thân non màu tím, thân mảnh, có nhiều lông mịn, phía sau nhẵn. Cây mọc leo thành bụi ven rừng với độ cao dưới 500m. Lá đơn nguyên, mọc đối, có hình mác hoặc hình bầu dục, thuôn nhọn, cứng, đầu là ngọn gấp, đuôi lá hình tròn hoặc hình tim.

Ba kích có hai loại với những đặc điểm khác nhau:

  • Ba kích trắng: loại này chiếm khoảng 80-90% trong tự nhiên. Đặc điểm nhận dạng là vỏ vàng nhạt, phần thịt màu trắng và khi ngâm rượu thuốc sẽ có màu tím nhạt.
  • Ba kích tím: loại này hiếm hơn, chỉ chiếm từ 10-20% trong tự nhiên. Vỏ màu vàng sậm, phần thịt bên trong màu tím sẫm nên khi ngâm rượu sẽ cho ra màu tím đậm.

Rễ ba kích cắt thành từng đoạn ngắn để làm thuốc. Vỏ ngoài của rễ có màu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, kèm vân dọc, bên trong là thịt màu hồng hoặc tím, vị hơi ngọt.

Có thể bạn muốn tìm hiểu :  

+ Rượu táo mèo có làm yếu sinh lý không?

+ Rượu nếp cái hoa vàng truyền thống ngâm gì?

Uống rượu ba kích có những tác dụng gì?

Công dụng của rượu ngâm ba kích

Theo Đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Có rất nhiều cách sử dụng loại ba kích, thông thường người ta thường dùng ba kích khô hầm cùng thịt gà hoặc sắc nước uống. Tuy nhiên phương thức được sử dụng nhiều nhất là ngâm rượu.

Theo kinh nghiệm của người dân, ba kích có rễ to, mập, cùi dày, màu tía là loại tốt. Rễ sau khi đào lên rửa sạch đất, loại bỏ rễ con. Phơi gần khô dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh giập nát) để lộ lõi nhỏ bên trong rút bỏ lõi, rồi phơi hoặc sấy tiếp cho thật khô sau đó cắt thành từng đoạn ngắn. Ba kích ngâm cùng rượu gạo hoặc rượu nếp, chừng hơn 30 ngày là có thể uống được. Nếu để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. 

Những tác dụng của rượu ngâm Ba Kích

⇒ Hỗ trợ và điều trị thận hư:

⇒ Hỗ trợ điều trị huyết áp cao: 

⇒ Trị bụng đau, tiểu không tự chủ:

⇒ Hỗ trợ và điều trị gân cốt, xương khớp yếu, lưng và đầu gối đau buốt:

⇒ Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh:

Uống rượu ba kích có tác dụng cường dương không? 

Đã có trường hợp uống rượu ba kích phải nhập viện cầu cứu bác sĩ vì tình trạng cương dương suốt 30 giờ. Trong khi đó, nhiều người vẫn luôn truyền tai nhau và tin rằng rượu được ngâm từ loại cây này mang đến những tác dụng thần kỳ cho sức khỏe phái mạnh.

Vậy uống rượu ngâm Ba Kích có tốt cho sinh lý nam giới hay không? 

“Riêng ba kích không thể nào” – dược sĩ Phan Văn Hiệu, người nhiều năm nghiên cứu về cây ba kích tím Quảng Ninh, bác bỏ ngay yếu tố “cương suốt 30 giờ là vì uống rượu ba kích”.

Coi chừng rượu pha tân dược

Theo dược sĩ Hiệu, ba kích và các loại thảo dược không bao giờ có tác dụng nhanh và mạnh đến như vậy. 

Tác dụng chính của ba kích là tăng cường hormon nam giới nội sinh, tăng cường sức khỏe, về lâu dài có thể tăng cường khả năng “chuyện ấy”, nhưng như ca bệnh vừa điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thì không thể có.

“Có 2 khả năng là rượu này được ngâm thêm thành phần tân dược nào đó có tác dụng giãn mạch, như thành phần có trong Viagra hoặc dẫn xuất của thành phần đó, hoặc uống thêm thuốc có chứa tân dược bên cạnh uống rượu ba kích. 

Nếu rượu chứa tân dược, có thể nạn nhân đã không kiểm soát được liều lượng dẫn đến tình huống uống quá liều, dẫn đến bị lên suốt 30 giờ mà không xuống” – ông Hiệu nói.

Trong Dược học cổ truyền, ba kích được xếp trong nhóm thuốc bổ dương, có vị cay, ngọt, tính ấm, vào kinh thận, có công năng chủ trị bổ thận dương, mạnh gân cốt, thận dương suy nhược dẫn đến di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm…

“Tuy vậy, không phải ai dùng cũng bổ, không có chuyện dùng nhiều bổ nhiều, càng không có chuyện yếu cỡ nào dùng vào cũng mạnh như trên mạng người ta quảng cáo”, 

“Ba kích là vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp. Nếu dùng với liều lượng vô tội vạ thì sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe là điều không tránh khỏi.

Uống rượu ba kích như thế nào để mang lại nhiều tác dụng

Tác dụng của ba kích không thể chối cãi, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dử dụng được. Những đối tượng dưới đây khi sử dụng nên lưu ý, hoặc có thể tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Lõi của củ ba kích cần làm sạch trước khi sử dụng, bởi lõi của ba kích là nguyên nhân gây kích thích tim mạch, gây chóng mặt, buồn nôn.

ượu 3 kích có tác dụng cường dương, bổ sung tinh lực và bồi bổ sức khỏe nhưng mỗi ngày bạn chỉ nên uống 100 – 150ml tương đương với 1 chén. Bạn có thể cho thêm mật ong để có vị ngọt ngọt dễ uống hơn.

Lưu ý khi sử dụng rượu ba kích để không mang lại hậu quả xấu 

Rượu ba kích tím được ví như “con dao hai lưỡi”. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì bạn cần lưu ý những điều sau trước khi sử dụng:

  • Tuyệt đối không được tự ý sáng tác bài thuốc ngâm rượu, tốt nhất nên tham khảo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Khi chế biến nên loại bỏ phần lõi củ ba kích, vì bộ phận này làm cho rượu bị chát, uống không ngon.
  • Lưu ý lõi củ 3 kích không có độc, chỉ làm rượu hơi chát và mất ngon, đó là lý do bạn nên rút lõi đi.
  • Những người bị viêm đường tiết niệu, đi tiểu đau buốt không nên sử dụng. Những người bị nóng trong, táo bón không nên sử dụng ba kích. Nam giới đang bị chậm xuất tinh, khi quan hệ khó xuất tinh thì tuyệt đối không nên sử dụng ba kích hằng ngày bởi nếu dùng ba kích bệnh tình sẽ càng nặng hơn.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên giúp phần nào cho bạn thêm kiến thức về cây ba kích, loại cây có nhiều công dụng và tác dụng chữa bệnh. Nếu bạn đang tìm 1 địa chỉ tin cậy mua rượu ba kích ngon, chuẩn vị , liên hệ với chúng tôi nhé!

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

TỔNG KHO RƯỢU RUCOTA

Hotline0981.939.185

▪️Websitehttps://ruouduabentre.com.vn/

▪️Địa chỉ:  01 ngõ 4 Hàm Nghi – Mỹ Đình – Hà Nội

Bài viết liên quan